Kỹ thuật trồng cây vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
1. Sử dụng đất trồng an toàn
- Vải phát triển tốt nhất là đất có tầng đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt.
- Đất trồng vải có hàm lượng các kim loại nặng, không vượt quá ngưỡng cho phép. Không có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học và sinh học, không có tồn dư hóa chất độc hại.
- Để thực hiện quy trình VietGAP cần vẽ sơ đồ vườn trồng, đính kèm bản đồ đất cho từng khu vực.
2. Tiêu chuẩn cây giống
- Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, sạch sâu bệnh, đủ tiêu chuẩn về chất lượng , giống mua từ nơi khác phải có hồ sơ ghi rõ.
- Nếu giống được sản xuất từ vườn nhà phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây con, hoá chất áp dụng, thời gian, tên người xử lý, mục đích xử lý.
3. Sử dụng nước tưới an toàn
- Cần cung cấp nước thường xuyên trong giai đoạn phát triển chồi, ra hoa và quả, tránh cho cây bị ngập úng trong thời gian dài, sau mỗi đợt bón phân.
- Sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm, nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan. Không sử dụng các nguồn nước ô nhiễm do vi sinh vật và hoá chất (nguồn nước thải từ bệnh viện, nhà máy, bãi rác thải lớn...).
- Tưới nước làm nhiều lần, không tưới sũng nước.
- Tưới lúc trời mát hoặc ban đêm, không tưới vào lúc trời nắng to, nhiệt độ cao.
- Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV.
4. Sử dụng phân bón an toàn
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho vải.
- Phân chuồng cần ủ hoai mục trong bể hoặc hố ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới.
- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.
- Chỉ sử dụng phân bón không nhiễm các hóa chất và các vi sinh vật gây hại.
- Các loại phân bón và các chất bón thêm vào đất phải được chọn lọc, đồng thời cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự rủi ro.
- Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào trái vải trong quá trình bón phân.
Tùy theo loại đất, tuổi cây, tình hình sinh trưởng và sản lượng cây cho thu hoạch mà cung cấp lượng phân theo định mức khác nhau:
- Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg.
- Phân đạm Urea: 0,8 - 1 kg.
- Phân Lân Super: 2 – 3,5 kg.
- Phân Kali Suphat: 1,2 – 1,5 kg.
Hàng năm chia làm 3 lần bón:
+ Bón ngay sau khi thu hoạch: toàn bộ phân chuồng và 50% lượng đạm, 25% kali, 60% lân.
+ Bón thúc hoa: 25% lượng đạm, 25% kali, 30% lân.(cuối tháng 2, khi nhìn rõ chùm hoa).
+ Bón nuôi quả: 25% lượng đạm, 50% kali, 30% lân (tháng 4).
Ngoài ra, để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, có thể sử dụng phân bón lá như 15-30-15, Komix, Bayfolan, Completes, Atonik… khi cây có lá lụa hoặc giai đoạn trái đang phát triển (1-2 tháng trước khi thu hoạch) giúp tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả.
* Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM:
- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Sau khi thu hoạch cần đốn tỉa để cây thông thoáng, cắt bỏ và thu gom các tàn dư bệnh đem đốt.
- Thường xuyên vệ sinh vườn vải.
- Định kỳ điều tra 5-7 ngày một lần, điều tra biến động số lượng và quy luật phát sinh gây hại của các loại sâu, bệnh hại chính làm cơ sở quyết định kế hoạch phòng trừ.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu, bảo vệ các loài thiên địch hữu ích bằng cách hạn chế mức thấp nhất việc dùng thuốc hoá học.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh như: Bt, V-Bt...
* Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
+ Chỉ sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam mua từ những cửa hàng được phép kinh doanh hóa chất BVTV. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi trên thị trường, không có nhãn mác hoặc xuất xứ không rõ ràng.
+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người
+ Thuốc BVTV sử dụng theo “4 đúng”, bảo quản ở những nơi an toàn theo sự chỉ dẫn trên nhãn mác.
+ Không phun thuốc khi hoa cái nở, trường hợp nếu có sâu bệnh ở mức độ bắt buộc phải phun, nên chọn thuốc có độ độc thấp, khả năng an toàn cao và phun thuốc vào chiều mát.
+ Chỉ pha trộn thuốc BVTV khi thật cần thiết và đảm bảo khả năng tương thích của chúng với nhau và ít nguy cơ làm tăng mức dư lượng.
+ Nên thay đổi thuốc sau mỗi lần phun sẽ tăng hiệu lực thuốc, giảm tính kháng thuốc của sâu bệnh.
+ Dụng cụ cân, đo hóa chất phải chính xác.
+ Thực hiện nghiêm theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian cách ly theo quy định (15 ngày đối với thuốc bệnh và 20 ngày với thuốc sâu).
- Làm cỏ thường xuyên khi cây còn nhỏ, khi cây bắt đầu cho trái cần thường xuyên cắt xén cỏ, mỗi năm xới đất 1 lần. Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ gốc trong mùa nắng để giữ ẩm đất và hạn chế cỏ dại phát triển. Nên sử dụng phương pháp làm cỏ thủ công, hạn chế sử dụng hoá trừ cỏ.
- Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu đỏ vàng sang đỏ hồng, gai quả mau, nhọn chuyển sang thưa, phẳng, quả mềm, có vị thơm. Cho chế biến có thể thu khi quả đạt 80 – 90% độ chín hoàn toàn.
- Nên thu hoạch lúc trời mát, không thu vào thời điểm nắng gắt trong ngày. Không thu hoạch vải lúc trời mưa hay sau khi mưa, nếu gặp mưa cần hong vải khô trước khi lựa chọn và đóng gói.
- Thao tác thu hoạch nhẹ nhàng. Vải thu hái phải được bỏ ngay vào các dụng cụ chứa đựng đúng quy định (là dụng cụ chuyên dụng, có chân cao 10 – 15 cm...), không để quả trực tiếp xuông đất. Vải thu đến đâu cần đưa ngay về nơi râm mát, không để vải đã thu phơi nắng.
- Sau khi cắt tỉa và loại bỏ những quả không đạt yêu cầu, tiến hành rửa vải với nước sạch, để ráo nước xếp quả vào sọt có lót lá vải, rơm rạ sạch, để quả quay vào thành sọt, cuống quả chụm vào giữa để đem đi bảo quản và tiêu thụ.
- Các dụng cụ thu hái, vận chuyển (Sọt, thúng, rổ...) phải là dụng cụ chuyên dụng hay còn mới; được đệm lót bằng các vật liệu sạch, mềm, kín đáy, dễ cọ rửa. Không dùng các dụng cụ đã chứa đựng, vận chuyển các chất có nguy cơ gây ô nhiễm như phân bón... Các dụng cụ, nguyên vật liệu này phải được kiểm tra lau rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Phân chuồng cần ủ hoai mục trong bể hoặc hố ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới.
- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.
- Chỉ sử dụng phân bón không nhiễm các hóa chất và các vi sinh vật gây hại.
- Các loại phân bón và các chất bón thêm vào đất phải được chọn lọc, đồng thời cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự rủi ro.
- Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào trái vải trong quá trình bón phân.
Tùy theo loại đất, tuổi cây, tình hình sinh trưởng và sản lượng cây cho thu hoạch mà cung cấp lượng phân theo định mức khác nhau:
- Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg.
- Phân đạm Urea: 0,8 - 1 kg.
- Phân Lân Super: 2 – 3,5 kg.
- Phân Kali Suphat: 1,2 – 1,5 kg.
Hàng năm chia làm 3 lần bón:
+ Bón ngay sau khi thu hoạch: toàn bộ phân chuồng và 50% lượng đạm, 25% kali, 60% lân.
+ Bón thúc hoa: 25% lượng đạm, 25% kali, 30% lân.(cuối tháng 2, khi nhìn rõ chùm hoa).
+ Bón nuôi quả: 25% lượng đạm, 50% kali, 30% lân (tháng 4).
Ngoài ra, để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, có thể sử dụng phân bón lá như 15-30-15, Komix, Bayfolan, Completes, Atonik… khi cây có lá lụa hoặc giai đoạn trái đang phát triển (1-2 tháng trước khi thu hoạch) giúp tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả.
5. Quản lý sâu bệnh hại
* Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM:
- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Sau khi thu hoạch cần đốn tỉa để cây thông thoáng, cắt bỏ và thu gom các tàn dư bệnh đem đốt.
- Thường xuyên vệ sinh vườn vải.
- Định kỳ điều tra 5-7 ngày một lần, điều tra biến động số lượng và quy luật phát sinh gây hại của các loại sâu, bệnh hại chính làm cơ sở quyết định kế hoạch phòng trừ.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu, bảo vệ các loài thiên địch hữu ích bằng cách hạn chế mức thấp nhất việc dùng thuốc hoá học.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh như: Bt, V-Bt...
* Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
+ Chỉ sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam mua từ những cửa hàng được phép kinh doanh hóa chất BVTV. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi trên thị trường, không có nhãn mác hoặc xuất xứ không rõ ràng.
+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người
+ Thuốc BVTV sử dụng theo “4 đúng”, bảo quản ở những nơi an toàn theo sự chỉ dẫn trên nhãn mác.
+ Không phun thuốc khi hoa cái nở, trường hợp nếu có sâu bệnh ở mức độ bắt buộc phải phun, nên chọn thuốc có độ độc thấp, khả năng an toàn cao và phun thuốc vào chiều mát.
+ Chỉ pha trộn thuốc BVTV khi thật cần thiết và đảm bảo khả năng tương thích của chúng với nhau và ít nguy cơ làm tăng mức dư lượng.
+ Nên thay đổi thuốc sau mỗi lần phun sẽ tăng hiệu lực thuốc, giảm tính kháng thuốc của sâu bệnh.
+ Dụng cụ cân, đo hóa chất phải chính xác.
+ Thực hiện nghiêm theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian cách ly theo quy định (15 ngày đối với thuốc bệnh và 20 ngày với thuốc sâu).
6. Làm cỏ, xới đất
- Làm cỏ thường xuyên khi cây còn nhỏ, khi cây bắt đầu cho trái cần thường xuyên cắt xén cỏ, mỗi năm xới đất 1 lần. Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ gốc trong mùa nắng để giữ ẩm đất và hạn chế cỏ dại phát triển. Nên sử dụng phương pháp làm cỏ thủ công, hạn chế sử dụng hoá trừ cỏ.
7. Thu hoạch và bao gói
- Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu đỏ vàng sang đỏ hồng, gai quả mau, nhọn chuyển sang thưa, phẳng, quả mềm, có vị thơm. Cho chế biến có thể thu khi quả đạt 80 – 90% độ chín hoàn toàn.
- Nên thu hoạch lúc trời mát, không thu vào thời điểm nắng gắt trong ngày. Không thu hoạch vải lúc trời mưa hay sau khi mưa, nếu gặp mưa cần hong vải khô trước khi lựa chọn và đóng gói.
- Thao tác thu hoạch nhẹ nhàng. Vải thu hái phải được bỏ ngay vào các dụng cụ chứa đựng đúng quy định (là dụng cụ chuyên dụng, có chân cao 10 – 15 cm...), không để quả trực tiếp xuông đất. Vải thu đến đâu cần đưa ngay về nơi râm mát, không để vải đã thu phơi nắng.
- Sau khi cắt tỉa và loại bỏ những quả không đạt yêu cầu, tiến hành rửa vải với nước sạch, để ráo nước xếp quả vào sọt có lót lá vải, rơm rạ sạch, để quả quay vào thành sọt, cuống quả chụm vào giữa để đem đi bảo quản và tiêu thụ.
- Các dụng cụ thu hái, vận chuyển (Sọt, thúng, rổ...) phải là dụng cụ chuyên dụng hay còn mới; được đệm lót bằng các vật liệu sạch, mềm, kín đáy, dễ cọ rửa. Không dùng các dụng cụ đã chứa đựng, vận chuyển các chất có nguy cơ gây ô nhiễm như phân bón... Các dụng cụ, nguyên vật liệu này phải được kiểm tra lau rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
Nhận xét
Đăng nhận xét